CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT Á
Địa chỉ: BT 48A Lâm Viên, KĐT Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Kĩ thuật trồng đâu cove leo

 11/03/2017

Đậu cô-ve leo thuộc nhóm cây chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng, phát triển và tạo quả 18o - 22oC. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp hơn (8o - 10oC) cây vẫn chưa bị tổn thương như đậu tương hoặc đậu vàng. Đậu cô-ve leo là cây ưa ánh sáng, do vậy rất cần giàn để leo. Cây có bộ rễ lớn ăn sâu nên khả năng chịu hạn khá.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT Á
Địa chỉ: 227 Ngô Xuân Quảng- TT Trâu Qùy- Gia Lâm- Hà Nội
Tel : 043 8760284- 0988286997 - 0904565955
Email: Vietaseed@gmail.com- Website: Vietaseeds.com.vn   
   
KĨ THUẬT TRỒNG ĐẬU COVE LEO

1. Thời vụ. 
Đậu cô-ve leo có thể trồng 2 vụ trong năm: 
- Vụ Xuân: gieo hạt từ tháng giêng đến tháng 3. 
- Vụ Thu: gieo hạt vào tháng 9 - 10. 
2. Làm đất, bón phân và gieo hạt. 
Sau khi làm đất lên luống với kích thước: rộng 1m, cao 0,2m, rãnh luống 0,2 - 0,25m. Mỗi hecta bón lót 10 - 15 tấn phân chuồng hoai mục, 150 kg supe lân và 50 kg kali. Gieo 2 hàng trên luống và khoảng cách hàng 60cm, khoảng cách hạt 12 - 15cm. Lượng hạt gieo 60 kg/ha (2kg/sào). Gieo xong phủ một lớp đất bột dầy 1 cm. Do cấu tạo vỏ hạt mỏng, khả năng hút trương nhanh nên không vội tưới. Sau 1-2 ngày dùng ô-doa tưới nhẹ mặt luống. 
3. Chăm sóc. 
Do đậu cô-ve leo có bộ lá lớn, hệ số thoát hơi nước cao nên phải thường xuyên giữ ẩm đất, nhất là thời kỳ cây ra hoa, tạo quả. Thời điểm này cần độ ẩm đất thường xuyên 70%. Nhu cầu phân bón cho đậu không cao, nhưng ngoài lượng phân lót, mỗi ha có thể bón thúc thêm 30kg đạm urê và 30kg kali vào 2 thời điểm: cây ra tua cuốn và lúc rộ hoa. 
Khi cây có tua cuốn, cần làm cỏ, xới vun và bón thúc; sau đó cắm giàn ngay cho cây leo. Mỗi hecta cần 50.000 cây dóc cắm (mỗi sào 1.700 cây). Khi cây có hoa tiến hành tỉa dần lá già, những lá bị bệnh, những khoảng giữa có mật độ lá đậm đặc để tạo sự thông thoáng cho cây, tăng khả năng tạo quả. 
4. Phòng trừ sâu bệnh. 
Đây là nội dung trồng trọt đậu cô-ve theo quy trình sạch. Các biện pháp này cũng áp dụng với đậu đũa, đậu vàng, v.v.... 
- Sâu xám hay xuất hiện ở thời kỳ cây còn non. Diệt trừ bằng biện pháp thủ công (bắt sâu bằng tay). Với sâu khoang, ngắt lá có ổ trứng và ổ sâu non tuổi 12. 
- Sâu đục quả là đối tượng phòng trừ chính. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện kịp thời, khi có 10% quả non bị hại phải trừ ngay. Cho đến nay, đối tượng này vẫn sử dụng thuốc hoá học. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Pegasus 250 SC, Sherpa 25 EC, Sumidicin 20 EC nồng độ 0,1% (1 lít thuốc/ha). Số lần phun phụ thuộc vào mật độ của sâu, tối đa không quá 4 lần/vụ. Sau phun phải ít nhất 3 ngày mới được thu quả. 
56  
- Với bệnh lở cổ rễ phun Validacin nồng độ 0,15% (1,5 lít/ha). 
- Bệnh gỉ sắt, phấn trắng dùng Ridomil MZ 72 WP lượng 2,5 kg/ha hoặc Alvil 1-1,5 lít/ha phun khi chớm có bệnh. 
Cần chú ý khi ruộng có cả sâu và bệnh thì phun kết hợp cả thuốc sâu và bệnh. Phun ướt đều cây để giảm tối đa số lần phun. 
5. Thu hoạch. 
Trong vụ xuân, lứa đầu được thu sau 50-60 ngày, vụ thu muộn hơn 10 ngày. Thu quả đủ độ chín nhưng không già (quả chuyển từ xanh đậm sang xanh nhạt, thấy rõ vết hạt ở thân quả). Vào thời điểm rộ, thu mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm. Trường hợp có phun thuốc hoá học, thu sau phun 3 ngày, loại bỏ quả già, chỉ sử dụng quả đủ chất lượng thương phẩm. 

Chia sẻ

Bình luận