CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT Á
Địa chỉ: BT 48A Lâm Viên, KĐT Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Kĩ thuật trồng dưa lê

 10/03/2017

 
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT Á
Địa chỉ: 227 Ngô Xuân Quảng- TT Trâu Qùy- Gia Lâm- Hà Nội
Tel : 043 8760284- 0988286997 - 0904565955
Email: Vietaseed@gmail.com- Website: Vietaseeds.com.vn               
 
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA LÊ SIÊU NGỌT NGÂN HƯƠNG
  
 Đặc tính giống
- Là giống dưa lê F1  sinh trưởng khoẻ khả năng phân nhánh khỏe, hoa cái tập trung trên nhánh nhiều hơn thân chính, đặc biệt hoa cái xuất hiện ngay đốt đầu tiên trên các nhánh. Hoa cái ở nhánh cấp hai thường cho quả to hơn cả. 
- khi trái chín có màu trắng sáng, khi đó cho chất lượng tốt nhất – ngọt nhất.
- Dưa lê Ngân Hương, cùi dày, ít bị thối hơn nhiều loại giống khác khi bi mưa ngập.
II. Yêu cầu ngoại cảnh
a. Nhiệt độ và nước
Nhiệt độ thích hợp 25 – 330C, phạm vi tối thích tương đối rộng cho nên có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét (<150C). Độ ẩm đất thích hợp 75 – 80%.
b. Ánh sáng
Cũng như các loại dưa lê khác, khi trời âm u, ít ánh sáng, lại có mưa phùn thì cây con ( 2- 3 lá thật) dễ bị mắc bênh thối nhũn, lở cổ rễ. Cây dưa cũng phát triển kém trong điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cao, đặc biệt giảm khả năng đậu trái và phẩm chất trái kém.
c. Đất và dinh dưỡng
Dưa lê Ngân Hương ưa đất thịt nhẹ và cát pha nhất là đất phù sa, Đất cát pha và thịt nhẹ vừa thoát nước tốt, giữ được dinh dưỡng vừa điều hoà được nhiệt độ đất, thúc đẩy quá trình phát dục giúp dưa nhanh có quả, màu sắt đẹp và chất lượng ngon.
Dưa lê không cần luân canh triệt để như dưa hấu nhưng trồng liên tục trên một mảnh đất cũng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng vì thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết và bị phá hoại bởi mầm mống sâu bệnh còn lại trong đất, tàn dư thực vật vụ trước.
III. Kỹ thuật trồng
a. Thời vụ
1, Có thể trồng quanh năm: Hạn chế bố trí vào vụ ra hoa gặp mưa nhiều tốt nhất là tháng 2-9 âm lịch, dưa thích hợp khí hậu ấm áp, nhiệt đọ sinh trưởng khoảng 25-30oC, không thích hợp vào mùa lạch có sương mù. Kỵ liên canh, nên luân canh với cây lúa, bắp gối vụ càng lâu càng tốt.
2, Ngân, ủ, ươm cây: Ngân hạt trong nước sạch 2 giờ, nhiệt đọ thích hợp tốt nhất cho nảy mầm là 28-32oC, sau đó cho vào khăn ẩm ủ khoảng 24-36h hạt nẩy mầm. Ươm cây trong khay ươm với thời gian 10-14 ngày, khi cây xuất hiện lá thật thứ 2 thì tiến hành đi trồng.
3,Mật độ và khoảng cách:
+ Bò đất: cây cách cây 0,5x0,5 hàng cách hàng 1,8x2m, mật độ 900 cây/1000m2.
+ Leo gian: 0,5x0,5 Hàng cách hàng 1,3x1,4m, mật độ cây 2900cây/1000m2. Thiết kế gian chữ U hoặc chữ A.
b. Làm đất lên luống
- Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, bón 30 – 40 kg vôi bột/ sào BB trước khi lên luống 15 ngàyc. Bón phân
- Bón lót: 30 -45 tấn/ha; phân đạm 80kg/ ha; phân lân 250kg/ha; phân kali: 80kg/ha
- Bón thúc: chia làm 4 lần:
+ Lần 1:cây có 3 lá thật 20kg đạm + 20kg kali/ha
+ Lần 2: cây có 5-6 lá thật (bắt đầu bấm ngọn): 20kg đạm + 20kg kali/ha
+Lần 3: cây có hoa cái: 40kg đạm + 40 kg kali/ha
+Lần 4: khi trái chuyển sang màu trắng, chuẩn bị thu hoạch: 40kg đạm + 40kg kali/ha.
 c. Bấm ngọn,tỉa nhánh, để trái, tưới nước:
+ Cây cho trái chủ yếu trên nhánh cháu, cây được 5-6 lá thật bắt đầu bấm ngọn thúc đẩy nhánh con phát triển đồng thời chọn để laiị 3-4 nhánh con to khỏe nhất, nhánh con được 15-16 lá tiến hành bấm ngọn thúc đẩy nhánh cháu phát triển, bấm bỏ chèo nhánh từ gốc đến lá thứ4 chọn qur từ nhánh cháu thứ 5 trở đi, nhánh cháu để trái giữa lại 2 lá rồi bấm ngọn để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. Mỗi cây để 7-10 quả, khong nên để quả quá nhiều.
+ Việc tỉa nhánh, bấm ngọn, để quả nên thực hiện vào buổi sáng tránh tạo cơ hội cho mầm mống bệnh xâm nhập qua vết thương.
+ Từ khi xuống cây đến chuẩn bị ra hoa tưới nước vừa đủ để cây không phát triển quá mạnh. Cây chuẩn bị r hoa cần giảm lượng nước để cây dễ đậu quả. Cây nở hoa 5-7 ngày nên duy trì lượng nước tưới đến khi chuẩn bị thu hoạch 10 ngày, giảm lượng nước tưới để đảm bảo chất lượng dưa.
d, Cách phòng trừ sâu bệnh.
+ Sâu hại: - Bọ trĩ: Dùng tau- Fluvalinate25%Ec (marvik) nồng độ 3000, , Bendiocard 50%Wp( Garvox, Multamet).
 + Bệnh hại:
  - Bệnh chảy nhựa thân: Phun hoặc tưới vào gốc Benlate, Copperb23%, Ridomil,Aliette 80Wp
- Bệnh thối gốc nở cổ dễ: Bón vôi luân canh với cây trồng, phun phòng định kỳ: Topsin, Ridomil..vv
- Bệnh sương mai: Luân phiên phun 5-7 ngày /lần bang các loại thuốc sau: Ridomil MZ nồng độ 400, Metiran 80% nồng độ 500. Vv
- Bệnh phấn trắng: Có thể phun: Benlate 0,01%, Topsin 0,1%, Anvil….vv
- Bệnh than thư: Dùng Antrcol 70wp phun 7-10ngày/lần, Zineb
 e. Thu hoạch.
- Trong quá trình chăm sóc nên che quả dưa bằng lá để quả dưa không bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp làm mất màu tự nhiên và xuất hiện nhiều vân xanh 
- Dưa lê khi chín có mùi thơm hấp dẫn con trùng đến phá nên cần phải kê kích quả ngay tu khi quả còn xanh.
- Từ lúc trồng đến khi thu hoạch khoảng 60 ngày, từ lúc hoa cái tàn đến khi quả chín khoảng 30 – 35 ngày, lúc này quả dưa có màu trắng sáng (bạch lê).Thời gian cho thu hoạch rộ khoảng 25 – 30 ngày. Thu hoạch dưa xong cần xếp dưa ở nơi thoáng mát khoảng 1 – 2 ngày để tăng phẩm chất và hương vị dưa lê.
 

Chia sẻ

Bình luận