CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT Á
Địa chỉ: BT 48A Lâm Viên, KĐT Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Kĩ thuật trồng rau mùng tơi

 10/03/2017

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT Á
Địa chỉ: 227 Ngô Xuân Quảng- TT Trâu Qùy- Gia Lâm- Hà Nội
Tel : 043 8760284- 0988286997 - 0904565955
Email: Vietaseed@gmail.com- Website: Vietaseeds.com.vn               
 
QUY TRÌNH TRỒNG MÙNG TƠI
(Basella
 spp.)
 
I. Nguồn gốc  và yêu cầu sinh thái
Hiện nay chưa xác định được chính xác nguồn gốc cây mồng tơi nhưng có nhiều ý kiến cho rằng dạng trồng phổ biến có quê hương ở khu vực Nam á. Ngày nay cây mồng tơi được gieo trồng rộng rãi tại các nước vùng nhiệt đới châu á, châu Phi, châu Mỹ và được coi là  cây ngày ngắn ở một số khu vực khí hậu ôn đới.
Cây mồng tơi sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới lên đến độ cao 500m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3000m trong vùng ôn đới. Trong điều kiện ngày dài trên 13 giờ mồng tơi sẽ không ra hoa. Mồng tơi có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất, nhưng đất cát là thích hợp nhất, độ ẩm trong đất có tác dụng kích thích mồng tơi ra hoa.
II. các biện pháp kỹ thuật
1. Thời vụ
- Mồng tơi được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suốt vụ hè đến mùa thu. Thời vụ gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9.
2. Giống
Có 3 loại giống phổ biến trong sản xuất:
- Mồng tơi trắng: Phiến lá nhỏ, thân mảnh, thân và lá có màu xanh nhạt.
- Mồng tơi tía: Phiếu lá nhỏ, thân và gân lá có màu tím đỏ.
- Mồng tơi lá to: nhập từ Trung Quốc, nhưng đã được thuần hoá, lá dày, màu xanh đậm, phiến lá to, thâm mập, thường được trồng dày để dễ cắt tỉa cành non ít nhớt và cho năng suất cao.
Lượng hạt gieo: 0,7-0,8kg/sào (20-21kg/ha)
3. Làm đất:
Chọn loại đất thịt nhẹ, thịt trung bình, đất cát pha, pH từ 6,0 - 6,7. Đất cày bừa kỹ, làm sạch cỏ trước khi gieo trồng, luân canh với cây trồng khác họ.
Làm luống: Mặt luống rộng 1-1,2m, rãnh luống 0,2 - 0,3m, cao 25-30cm.
4. Mật độ khoảng cách
có thể gieo thẳng theo hàng hoặc gieo cây con rồi tỉa cấy khi có 2-3 lá thật.
- Khoảng cách: 20-25cm x 20cm/1cây. Mật độ 16 - 17 vạn cây/ha.
5. Phân bón
+ Lượng bón:

Loại phân

Tổng lượng phân bón Bón lót (%) Bón thúc (%)
Kg/ha Kg/sào Lần 1 Lần 2 Lần 3
Phân chuồng hoai mục 10.000-15.000 360-540 100 - - -
Đạm urê 150-200 12,0-15,0 20 10 10 10
Lân supe 250 9 100 - - -
Kali sulfat 200-235 7,2-8,5
 
50 20 20 10
 
Tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi, và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phân hữu cơ sinh học. hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng với lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng.
+ Cách bón thúc:
- Lần 1: Sau trồng 10 ngày.
- Lần 2: Sau trồng 25-30 ngày (đã thu hái vỡ);
+ Lượng phân đạm và kali còn lại hoà tưới sau mỗi đợt hái.
- Xới xáo, vun gốc, làm cỏ, kết hợp với các đợt bón thúc.
- Chỉ được thu hoạch sau khi bón hoặc tưới phân ít nhầt 7-10 ngày.
Có thể dùng nitrat amôn, sunphat amon thay cho ure, clorua kali thay cho sunphat kali hoặc các phân hỗn hợp NPK với liều lượng nguyên chất tương đương, hoặc dùng các dùng dịch dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng phun qua lá theo hướng dẫn của hãng sản xuất.
6. Tưới nước
Nguồn nước tưới: sử dụng nguồn nước sạch để tưới (nước sông hoặc nước giếng). Luôn giữ độ ẩm đất 80%.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
- Sâu hại: Thường bị sâu khoang (Spodoperalitura) và một số sâu ăn lá khác gây hại nhưng ít khi nghiêm trọng, cần sử dụng biện pháp thủ công bắt sâu và ngắt ổ trứng sâu. Thật nghiêm trọng mới dùng thuốc NPV hoặc Sherpa 25 EC.
- Bệnh hại: Chủ yếu có bệnh đốm mắt cua (Cercospora sp). nếu chăm sóc tốt, cây phát triển mạnh sẽ hạn chế bệnh. Khi bệnh nặng mới dùng thuốc Rovra 50WP, Score 250EC, Anvil5SC. Phun theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc, thời gian cách li tối thiểu là 10 ngày.
8. Thu hoạch:
Cần thu hoạch đúng lứa bảo đảm chất lượng rau non và thời gian cách ly thuốc hoá học bảo vệ thực vật, phân đạm bón thúc.
 
 
 

Chia sẻ

Bình luận