CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT Á
Địa chỉ: BT 48A Lâm Viên, KĐT Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội

KỸ THUẬT GIEO TRỒNG DÂU TÂY

 03/07/2017

Ươm mầm
Nên bắt đầu vào mùa xuân. Gieo hạt tốt nhất ở trong đất có tính axit nhẹ - pha trộn trong một ít phân compost ericaceous vào trong đất bầu để kích thích hạt nảy mầm.
*Phân bón Ericaceous là một loại phân hữu cơ và ít than bùn, có độ pH hoàn hảo cho loại cây trồng ưa axit (pH từ 5.5 - 6.5)
Mẹo nhỏ: Để để tăng khả năng nảy mầm cho nên cho túi hạt giống vào trong ngăn đá tủ lạnh một đến hai tuần trước khi gieo.
Cho đất vào chậu và tưới nước kĩ. Sử dụng ngón tay ấn xuống đất tạo những lỗ nhỏ sâu khoảng 0.6cm, khoảng cách mỗi lỗ khoảng 15 cm. Đặt từ 2-3 hạt giống dâu tây vào mỗi lỗ. Vì hạt rất nhỏ, bạn nên dùng nhíp để gắp hạt. Ấn đất che phủ hạt giống. Bạn chỉ cần dùng ngón tay ấn trên đất, nhưng đừng ấn quá sâu, vì như vậy sẽ làm hạt giống phải đấu tranh rất nhiều để nảy mầm được.
Sử dụng 1 lớp nilong để che phủ chậu ươm, điều này sẽ giữ cho đất luôn ẩm ướt khi hạt giống nảy mầm. Đặt chậu ươm ở vị trí đầy nắng. Hạt giống dâu tây cần nơi ấm áp và nhiều ánh sáng. Dùng bình xịt phun sương thường xuyên để giữ ẩm đất, nhưng không tưới đẫm nước. Khi hạt nảy mầm thì tháo tấm nilong ra. Khi đó đất sẽ khô nhanh hơn nên cần kiểm tra đất mỗi ngày.
Tỉa những cây yếu ớt, để lại những khỏe mạnh để phát triển.
 Trồng cây
Một khi cây đã có lá thật thứ 3, bạn cẩn thận trồng chúng vào chậu cố định. Nếu thời tiết tốt, thì để chậu bên ngoài trời, nếu không thì để chúng trong nhà kính/ nhà lồng hoặc trong nhà cho đến khi thời tiết tốt hơn.
 
Chuẩn bị chậu: Dâu tây cần nhiều đất để phát triển bộ rễ, nên chọn chậu to bằng hoặc hơn tán cây, ít nhất là có đường kính khoảng 45cm, có lỗ thoát nước tốt.
Chuẩn bị đất: Dâu tây thích đất giàu chất dinh dưỡng vì thế nếu đất sét nặng, đất cát thì thêm phân hữu cơ đã mục. Che phủ thêm 1 lớp mùn để bảo vệ mặt đất và giữ cho quả sạch. Dâu tây phát triển mạnh trong đất có độ pH giữa 5.3 và 6.5. Thêm phân compost vào chậu mỗi tháng 1 lần.
Cho đất vào 2/4 chậu, tưới nước cho đến khi nước chảy ra từ đáy chậu. Sau đó tạo 1 gò đất cao khoảng 2.5cm, rộng không quá 7.5cm. Nhẹ nhàng nhấc dâu tây ra khỏi chậu ươm, nếu cần thiết, cắt chậu để lấy ra dễ hơn. Cẩn thận lắc, loại bỏ đất ở rễ, tránh làm đứt rễ. Cho cây vào một chậu nước, để trong 1 giờ nhằm cây hấp thụ đủ nước giúp chúng ngậm nước. Lấy cây khỏi nước, và đặt chúng lên các gò đất, sắp xếp cho rễ xòe rộng xuống hai bên gò đất. Thêm đất vào chậu, giữ cho cây thẳng đứng. Sau đó tưới nước cho đến khi nước trong chậu bắt đầu chảy ra. Thêm đất nhiều hơn nếu cần thiết, do việc tưới nước sẽ làm đất sụp xuống. Tưới nhẹ nhàng tránh làm đất bị rửa trôi. Tưới nước thường xuyên, tuy nhiên không quá nhiều làm đất bị sũng nước. Tưới nước thẳng vào cây, không tưới lên quả sẽ khiến quả bị thối. Ví trí: Đặt chậu cây ở ban công, hiên nhà hoặc trước một cửa sổ đầy nắng.
 Phân bón
Bạn có thể sử dụng phân hữu cơ hoặc phân NPK cho dâu tây.
Dâu tây cần nhu cầu đạm cao vào thời kỳ tăng trưởng để cung cấp chất dinh dưỡng, kích thích cây ra rễ và lá.
  • Sử dụng phân hữu cơ compost, tốt nhất là chưa 13% ni tơ. Nguồn ni tơ hữu cơ khác từ bột cá, bột đậu nành, cỏ linh lăng. Phân gà cũng là nguồn ni tơ tốt, nhưng không dùng phân gà tươi cho dâu tây.
  • Hoặc phân bón (tỉ lệ tốt nhất 10 – 10 -10). Bón 2-4 tuần một lần theo hướng dẫn trên bao bì.
Khi cây đã trưởng thành và sắp ra hoa, bạn cần cân đối lượng phân bón, tránh loại phân quá nhiều đạm khiến cây chỉ tập trung phát triển lá thay vì là quả.
Ngưng bón phân vào đầu mùa thu để cây có thời gian thân cây cứng cáp lại trước khi mùa đông lạnh giá đến.
 Chăm sóc
Khi cây ra hoa, bạn ngắt bỏ những bông hoa đầu tiên, điều này sẽ giúp cây có cơ hội phát triển mạnh hơn và có bộ rễ khỏe mạnh. Đợt hoa thứ 2 để phát triển bình thường.
 Khoảng hơn 1 tháng bạn cũng thấy những nhánh cây dâu bắt đầu phát triển, bạn cũng nên cắt chúng. Nhánh dâu tây phát triển sẽ làm cạn năng lượng phát triển của cây. Chỉ giữ lại khi bạn muốn có thêm những cây mới.
Kiểm tra thường xuyên. Dấu hiệu đầu tiên mà những bông hoa biến thành quả dâu là những quả màu xanh lá cây nhỏ. Sau đó sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi chuyển sang màu đỏ khi chín. Chú ý chim và chuột nhé.
 Thu hoạch
Khi dâu tây có màu đỏ là đã sẵn sàng thu hoạch. Luôn luôn cắt cả cuống để quả tươi lâu.
Dâu tây khá khỏe mạnh và sẽ tiếp tục cho quả nhiều đợt, ít nhất là 5 đợt trước khi phải thay thế.

Chia sẻ

Bình luận